bằng cách sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie theo quy định của chúng tôi Chính sách Cookie .
Bảng thuật ngữ Forex
Account balance/account value (Số dư tài khoản/Giá trị tài khoản)
Giá trị ròng tại một thời điểm nhất định của một tài khoản, sau khi đã xử lý hết các khoản ghi nợ (debit) và ghi có (credit) đối với tài khoản đó.
AIM (Thị trường đầu tư bổ sung)
Thị trường phụ của Thị trường chứng khoán London (LSE), cho phép các công ty quy mô nhỏ huy động vốn với hệ thống quy định linh hoạt hơn so với những yêu cầu của thị trường chính thức LSE. CFDs đối với các cổ phiếu niêm yết trên AIM hiện chưa được tạo lập.
Arbitrage (Giao dịch Acbit)
Quá trình mua một tài sản (ví dụ: cổ phiếu) sau đó ngay lập tức bán nó để kiếm lời từ chênh lệch giá. Nhà kinh doanh giao dịch Acbit có thể tận dụng những chênh lệch rất nhỏ trong mức giá của cùng một công cụ (sản phẩm) được niêm yết tại các thị trường khác nhau bằng những giao dịch rất lớn.
Ask (Giá mua)
Mức giá thấp nhất người bán sẵn sàng bán một khoản đầu tư hay một tài sản tại thời điểm nhất định. Đôi khi cũng được gọi là giá đề xuất bán (offering price)
Backwardation (Bù hoãn bán)
Lý thuyết cho thấy rằng, khi một hợp đồng tương lai gần đến ngày đáo hạn, giá trị giao dịch của nó sẽ thường cao hơn so với những ngày trước đó. Xem thêm Bù hoãn mua (Contango).
Bar chart (Biểu đồ thanh)
Biểu đồ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, trong đó đỉnh của thanh dọc thể hiện mức giá cao nhất, đáy thanh thể hiện mức giá thấp nhất. Giá đóng cửa nằm bên phải của thanh, giá mở cửa nằm bên trái. Một thanh thông thường thể hiện cho 1 ngày giao dịch.
Base Currency (Đồng tiền cơ sở)
Đồng tiền được yết trước (đầu tiên) trong 1 cặp tiền tệ (Ví dụ, đối với cặp GBP/USD, GBP là đồng tiền cơ sở trong khi USD là đồng tiền yết giá).
Base rate (Lãi suất cơ sở)
Tỷ lệ lãi suất được công bố bởi ngân hàng trung ương tại một quốc gia
Basis point (Điểm cơ sở)
Thông thường là 1/10.000 (0.0001), ví dụ mức cắt giảm lãi suất là 50 PIPS cơ sở tương đương với lãi suất giảm 0.5%.
Bear Market (Thị trường gấu)
Thị trường giá xuống và tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư.
Bid (Giá bán)
Mức giá cao nhất người mua sẵn sàng trả cho một sản phẩm nhất định. Xem thêm Giá bán (ASK) hay Giá chào bán (Offer).
Bid Price
Mức giá mà người mua sẵn sàng trả để mua một sản phẩm.
Bid-offer spread (Chênh lệch giá)
Mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của 1 sản phẩm giao dịch nhất định.
Blue chip (Cổ phiếu chất lượng tốt)
Các công ty Bluechip thường ổn định, bền vững, có nền tài chính vững mạnh và chống chịu tốt với những đợt suy giảm kinh tế. Do vậy, giá cổ phiếu bluechip thường ít biến động. Các công ty được niêm yết trong những chỉ số chứng khoán tốt nhất của một nước thường được xem là cổ phiếu Bluechips.
Bollinger Bands (Dải Bollinger)
Đồ thị chỉ báo được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để đo lường mức độ biến động của thị trường, bao gồm 1 đường trung bình trượt và 2 đường độ lệch chuẩn.
Breakout trading (Giao dịch bứt phá)
Chiến lược giao dịch CFDs khi mức giá bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự và/hoặc ngưỡng hỗ trợ trước đó. Theo đó, nhà đầu tư sẽ mở vị thế mua khi giá tăng qua mức kháng cự và mở vị thế bán khi giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ. Chiến lược giao dịch kiểu này dựa trên quan điểm khi giá vượt khỏi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, thì một xu thế mới đã được hình thành.
Cable (Cáp)
Thuật ngữ chỉ tỷ giá hối đoái của cặp Bảng Anh (Sterling)/Đôla Mỹ. Ban đầu, đây là tỷ giá được truyền qua lại giữa thị trường hối đoái ở London và Newyork qua cáp truyền điện tín xuyên Đại tây dương bắt đầu từ giữa thế kỷ 18, ngày nay vẫn nhiều nơi giữ cách gọi này.
CAC 40
Giá trị thị trường vốn hóa tính theo phương pháp bình quân gia quyền của 40 công ty lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán Paris. Chỉ số CAC do Societe des Bourse Francaises tính toán và ban hành.
Candlestick chart (Biểu đồ nến)
Cũng như Biểu đồ thanh, biểu đồ nến cho biết các mức giá cao nhất, thấp nhất, giá mở cửa và đóng cửa. Hình dạng của nến phản ánh mối quan hệ giữa các mức giá này. Nến có thể có màu xanh hoặc đỏ, phụ thuộc vào giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (màu xanh) hay thấp hơn giá đóng cửa (màu đỏ). Phần thân nến, bấc nến, thể hiện khoảng cách giữa giá mở cửa và đóng cửa, trong khi đó hai phần đuôi thế hiện mức giá cao và thấp. Đây là một cách biểu hiện xu hướng và tâm lý thị trường hiện tại bằng hình vẽ.
Capital (Vốn)
Lượng của cải, tiền hoặc tài sản, được sở hữu bởi cá nhân hay công ty
Carry Cost (Chi phí thực hiện)
Những chi phí phát sinh do việc mở một vị thế (ví dụ, Chi phí thực hiện được tính trong giá của một hợp đồng tương lai hàng hóa bao gồm chi phí bảo hiểm, chi phí lưu kho, lãi suất và các chi phí khác).
Carry trading (Giao dịch thực hiện)
Chiến lược được sử dụng khi nhà giao dịch bán đồng tiền có lãi suất thấp để mua một đồng tiền khác có lãi suất cao hơn, mục tiêu là kiếm lợi nhờ chênh lệch lãi suất. Những đồng tiền lãi suất thấp phổ biến là USD, JPY và những đồng tiền lãi suất cao bao gồm AUD, NZD.
Cash market (Thị trường tiền mặt)
Thị trường thực, hàng hóa cơ sở mà các hợp đồng phái sinh được hình thành dựa trên đó.
Cash Price (Giá tiền mặt)
Giá thực hiện tức thời của một tài sản (giá tại thời điểm hiện tại của một hàng hóa giao dịch trên thị trường). Thuật ngữ này hay được dùng cho chỉ số chứng khoán. Từ ‘giá giao ngay’ (spot) hay được sử dụng đối với ngoại hối và giá các hàng hóa khác. Xem thêm Giá giao ngay (spot rate).
Central Bank (Ngân hàng trung ương)
Một tổ chức thuộc chính phủ, hoặc một phần thuộc chính phủ, có chức năng điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ví dụ, Ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh là Ngân hàng Anh (Bank of England), và ngân hàng trung ương Mỹ có tên là Cục dự trữ liên bang (FED).
Chanel (Kênh)
Xu hướng đi lên hay đi xuống của một đồ thị được bao bởi hai đường thẳng. Khi giá cả biến động ra ngoài kênh này là tín hiệu cho việc thay đổi xu hướng.
Charting (Đồ thị)
Các kỹ thuật sử dụng đồ thị giá cả quá khứ, cùng với các chỉ báo khác, nhằm mục đích dự báo xu hướng biến động giá cả tương lai.
Close out (Đóng vị thế)
Bán một vị thế mua hoặc mua một vị thế bán, nghĩa là đóng vị thế, sau đó bạn không còn chịu tác động của sự thay đổi giá cả trên thị trường nữa.
Closed Position (Vị thế đóng)
Chỉ các giao dịch tương đương nhưng trái chiều (ví dụ mua 1000 cổ phiếu BT sau đó bán 1000 cổ phiếu BT), khi đó, vị thế sẽ tự động đóng lại.
Closing price (Giá đóng sàn)
Mức giá mà một hàng hóa nhất định được giao dịch tại thời điểm thị trường đóng cửa.
Commission (Hoa hồng)
Khoản phí mà nhà môi giới hay đại lý thu của khách hàng để thực hiện các giao dịch.
Commodity (Hàng hóa)
Các hàng hóa vật chất, ví dụ như thức ăn, kim loại hay xăng có thể trao đổi với các hàng hóa cùng loại. Chất lượng của một loại hàng hóa có thể khác nhau nhưng về cơ bản là đồng nhất giữa những nhà sản xuất khác nhau. Điều này có nghĩa là hàng hóa giao dịch trên thị trường phải thỏa mãn một số tiêu chuẩn xác định. Hàng hóa là một sản phẩm cơ bản mà nhà đầu tư có thể mua hoặc bán thực sự. Một số ví dụ phổ biến đối với hàng hóa dạng này là dầu thô, café, vàng, khí tự nhiên, bạc, ngô, đường, bông và lúa mì.
Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng)
Chỉ số phản ánh mức giá chung của hàng hóa dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng. Số liệu này cho biết mức độ biến động theo thời gian trong mức giá của một tập hợp các hàng hóa và dịch vụ phổ thông được tiêu thụ bởi các hộ trung bình sinh sống tại thành thị.
Contract (Lô)
Đơn vị giao dịch tiêu chuẩn đối với một số cặp tiền. Các vị thế mở đối với chỉ số cổ phiếu, ngoại hối hay hàng hóa là khoản lỗ hay lãi cơ bản bằng tiền khi giá cả thị trường biến động 1 điểm.
Contract for difference - CFDs (Hợp đồng chênh lệch giá)
Hợp đồng chênh lệch giá (CFDs) là các sản phẩm phái sinh cho phép bạn giao dịch dựa trên sự thay đổi giá của một loại tài sản tài chính cơ sở (ví dụ: chỉ số, cổ phiếu và hàng hóa). CFD là một thỏa thuận trao đổi về sự thay đổi giá trị tài sản từ khi hợp đồng được mở ra cho đến khi đóng lại. Với CFD, bạn không sở hữu thực sự đối với tài sản hay hàng hóa được chọn để giao dịch, nhưng vẫn có thể kiếm lời nếu như thị trường biến động có lợi.
Controlled risk (Rủi ro kiểm soát)
Vị thế được giới hạn trước một mức thua lỗ tối đa thông qua một điểm dừng được đảm bảo. Xem thêm Rủi ro giới hạn (Limited Risk).
Core inflation (Lạm phát lõi)
Thước đo lạm phát loại bỏ những mục mà giá cả của chúng chịu mức biến động lớn và thường xuyên. Ví dụ: giá rau dao động rất lớn phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ. Những sản phẩm, hàng hóa này được loại ra trong tính toán tỷ lệ lạm phát do chúng có thể đưa ra những ước lượng không tốt, khi giá có thể bị chệch quá xa so với xu hướng tổng thể.
Corporate action (Hành động doanh nghiệp)
Bất kỳ sự kiện nào khởi xướng bởi doanh nghiệp có tác động lên cổ đông. Trong một số trường hợp, cổ đông phải hoặc có thể phúc đáp lại hành động của doanh nghiệp, hoặc lựa chọn giữa các hành động khác nhau. Ví dụ: chi trả cổ tức, sáp nhập, phát hành quyền và chia tách cổ phiếu. Xem thêm Quyền và Cổ tức.
Cross Currency (Đồng tiền chéo)
Cặp tiền giao dịch trên sàn không bao gồm đồng USD, ví dụ EUR/JPY.
Cross Rate (Tỷ giá chéo)
Tỷ giá giữa hai đồng tiền khác nhau, cả hai đều không phải là đồng tiền chính thức tại quốc gia đang niêm yết. Xem thêm những đồng tiền được yết giá mà không sử dụng đồng USD.
Crossed price (Giá cắt)
Trường hợp giá mua cao hơn giá bán. Thông thường đây là chỉ báo về vấn đề của một thị trường đang trong giai đoạn đấu giá.
Currency pair (Cặp tiền tệ)
Đề cập đến việc yết giá của các loại tiền được giao dịch trên thị trường ngoại hối. Để xác định giá trị của một đồng tiền, nó phải được so sánh với một đồng tiền của quốc gia khác (ví dụ GBPUSD). Trong cặp tiền tệ, giá cả thể hiện phải dùng bao nhiêu đơn vị của đồng tiền thứ 2 để mua được 1 đơn vị của đồng tiền thứ nhất.
Daily chart (Biểu đồ ngày)
Biểu đồ tóm lược biến động giá trong ngày của một loại tài sản, ví dụ: 1 cặp tiền, chỉ số hay cổ phiếu.
Data releases (Xuất bản thông tin)
Thống kê kinh tế toàn cầu thường được xuất bản theo những khoảng thời gian cố định, thông thường là theo tháng. Thông tin xuất hiện có thể tạo ra những tác động khác nhau lên thị trường tài chính, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như thời điểm xuất hiện và chất lượng của thông tin cung cấp.
DAX 30
Chỉ số bình quân gia quyền về giá trị vốn hóa thị trường của 30 công ty hàng đầu niêm yết trên sàn chứng khoán Frankurt của Đức. Chỉ số này cũng được gọi với tên là “Đức 30” ở trên trang Web và nền tảng giao dịch của chúng tôi.
Day order (Lệnh ngày)
Lệnh mua hoặc bán một loại tài sản sẽ tự động hết hạn vào cuối ngày nếu như nó không được khớp trong ngày đặt lệnh.
Day trading (Giao dịch ngày)
Quá trình mở và đóng một vị thế trong cùng một ngày hoặc một phiên giao dịch.
Dealing spread (Chênh lệch giá hợp đồng)
Khoảng chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một hợp đồng.
Deposit (Đặt cọc)
Khoản ký quỹ bắt buộc để mở và duy trì một giao dịch chênh lệch giá hay một vị thế giao dịch CFDs. Do giao dịch chênh lệch giá và CFDs được giao dịch theo mức ký quỹ, khoản đặt cọc chỉ là một phần, không phải tổng giá trị của giao dịch, cũng không phải toàn bộ giá trị có thể bị thua lỗ.
Depreciation (Khấu hao)
Sự giảm giá trị của tài sản.
Diversification (Sự đa dạng hóa)
Chiến lược đầu tư nhằm quản lý rủi ro thông qua việc đa dạng hóa các tài sản trong danh mục giao dịch của nhà đầu tư. Các thuộc tính khác nhau được lựa chọn từ các ngành khách nhau, vì thế rất hiếm khi tất cả các tài sản dao động theo cùng một hướng. Ý tưởng chủ yếu của đầu tư theo danh mục là thể hiện một sự nhất quán và ổn định hơn so với từng bộ phận riêng lẻ trong danh mục.
Dividend (Cổ tức)
Một phần của lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được phân bổ (chi trả) cho cổ đông. Cổ tức thường được trả bằng tiền mặt, nhưng có có thể được trả bằng cổ phiếu. Còn được gọi với tên khác là tỷ lệ chi trả.
Dividends (Tỷ lệ cổ tức)
Tỷ lệ cổ tức thể hiện tỷ lệ phân bổ thu nhập của công ty đối với các nhóm cổ đông khác nhau, do Hội đồng quản trị quyết định. Tỷ lệ cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, cổ phần hoặc các tài sản khác.
Dove (Chim bồ câu)
Trái ngược với diều hâu, chim bồ câu là từ dùng để chỉ những nhà cố vấn chính sách kinh tế ủng hộ chính sách tiền tệ với lãi suất thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dow Jones Industrial Average - DOW (Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones)
DOW là chỉ số chứng khoán lâu đời thứ hai tại Mỹ, được sử dụng phổ biến nhất để cung cấp những chỉ báo về tình trạng tổng quát của thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động của một nhóm 30 công ty blue-chip, sở hữu đại chúng, niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Downtrend (Xu hướng giảm)
Xu hướng giá có đặc điểm là một chuỗi xuống giá và giảm giá liên tục.
Economic driver (Tác nhân kinh tế)
Những sự thay đổi của nền kinh tế khiến giá thị trường của các khoản đầu tư, ví dụ như cổ phiếu, hàng hóa hoặc tài sản, thay đổi theo.
Economic indicator (Chỉ số kinh tế)
Những thống kê do chính phủ ban hành cho thấy quá trình tăng trưởng và sự ổn định vĩ mô nền kinh tế. Những chỉ số kinh tế thường gặp là tỷ lệ việc làm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát và doanh số bán lẻ.
Electronic Currency Network (ECN)
Sàn ảo để giao dịch các nghiệp vụ ngoại hối.
Elliot wave theory (Lý thuyết sóng Elliot)
Được RN Elliot phát triển, lý thuyết sóng Elliott là một phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên những giả định dự báo, xác định kết cấu và luồng biến động giá nhất định của các tài sản tài chính.
Equity (Vốn chủ sở hữu)
Cổ phiếu hay cổ phần thể hiện lợi ích của chủ sở hữu.
Euro
Đơn vị tiền tệ của khu vực đồng euro, hiện đang được 19 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Áo, Ireland, Phần Lan, Hy Lạp, Síp, Malta, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia và Litva).
Ex-dividend date (Ngày hậu trả cổ tức)
Ngày giao dịch đầu tiên mà người mua cổ phiếu không còn quyền được nhận cổ tức trong năm hiện tại.
Exchange (Thị trường)
Từ chỉ thị trường mà tại đó các loại chứng khoán, hàng hóa, công cụ phái sinh và các công cụ tài chính khác được giao dịch. Chức năng chủ yếu của một thị trường giao dịch – ví dụ như thị trường cổ phiếu – là đảm bảo giao dịch diễn ra công bằng và trật tự, cũng như đảm bảo tính hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về các loại chứng khoán đang được giao dịch. Thị trường giao dịch tạo ra cho các công ty, chính phủ và các nhóm khác một nền tảng để phát hành chứng khoán ra công chúng đầu tư. Thị trường giao dịch có thể có một vị trí vật lý tập trung nhất định nơi những người tham gia giao dịch có thể gặp nhau trực tiếp để thực hiện các nghiệp vụ của mình, nhưng cũng có thể là một nền tảng điện tử.
Execute and eliminate order (Thực hiện và loại bỏ lệnh)
Những lệnh giới hạn được khớp/thực hiện tại mức giá hiện hành của thị trường. Những lệnh, theo thứ tự nhất định, không được khớp sẽ bị hủy sau đó.
Execution only stockbroker (Môi giới thực hiện đơn thuần)
Nhà môi giới cổ phiếu thực hiện giao dịch với chi phí thấp, không có tham vấn, nghiên cứu hay đề xuất liên quan đến chính sách cũng như cách thức đầu tư.
Expiration date (Ngày đáo hạn)
Ngày cuối cùng mà một hợp đồng có thể được giao dịch.
Expiration/Expiry (Đáo hạn)
Giao dịch chênh lệch giá hoặc thị trường CFD phải diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ các hợp đồng tương lai sẽ đáo hạn vào một ngày cụ thể trong tương lai, được xác định từ trước. Tại thời điểm đó, hợp đồng tương lai được xem là sẽ đáo hạn và chờ thanh toán. Quá trình thanh toán diễn ra khi các hợp đồng đáo hạn được đóng tại một mức giá thông thường liên quan đến thị trường tại thời điểm đáo hạn.
Exposure (Mức độ rủi ro)
Mức độ rủi ro của khoản đầu tư. Mức độ rủi ro càng cao, khả năng lỗ hoặc lãi càng lớn.
Fair value (Giá trị hợp lý)
Khoản chênh lệch (hoặc chiết khấu) của hợp đồng tương lai với giá giao ngay của tài sản cơ sở, thông thường bao gồm các khoản mang tính lãi suất hoặc chiết khấu. Giá trị hợp lý cho biết mức giá vừa phải của hợp đồng tương lai để loại bỏ cơ hội kiếm lời acbit giữa hợp đồng tương lai và tiền mặt.
Fibonacci
Là những chỉ số phân tích kỹ thuật được sử dụng trong giao dịch nhằm xác định xu hướng biến động giá – được đặt tên theo nhà toán học Leonardo Fibonacci. Những công cụ Fibonacci phổ biến nhất là thoái lui (quay về xu hướng cũ) và mở rộng.
Fill
Chấp hành thực hiện lệnh
Fill or Kill order (Chấp hành hay hủy lệnh)
Một lệnh giới hạn chỉ được thực hiện khi tất cả các điều kiện trên lệnh được thỏa mãn. Nếu không, lệnh sẽ tự động bị hủy.
Financial Conduct Authority (FCA)
Cơ quan giám sát các công ty dịch vụ tài chính tại Vương quốc Anh. Một trong những vai trò của FCA là quy định hoạt động của những nhà môi giới và nhà đầu tư chứng khoán, quyền chọn, cổ phiếu, chênh lệch giá và CFDs để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Financing Costs (Chi phí tài chính)
CFDs và các vị thế chênh lệch giá được lưu giữ qua đêm sẽ làm phát sinh chi phí tài chính đối với toàn bộ vị thế tài chính. Nếu bạn mở một vị thế tài chính với tỷ lệ ký quỹ 5%, chi phí tài chính phát sinh qua đêm sẽ dựa trên 100% giá trị hợp đồng. Khách hàng giữ vị thế mua sẽ phải trả lãi suất trong khi những người giữ vị thế bán có thể được nhận lãi suất.
Fiscal Policy (Chính sách tài khóa)
Chính sách tài khóa liên quan đến chi tiêu chính phủ, có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế tổng thể. Chính sách này sẽ tác động đến các khoản thu chi của chính phủ. Trong trường hợp thâm hụt ngân sách (chi nhiều hơn thu), chính phủ đưa nhiều tiền vào nền kinh tế hơn là thu về, do vậy sẽ làm tăng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP).
Flexible spread (Chênh lệch giá linh hoạt)
Chênh lệch giá mua và bán có thể được điều chỉnh bởi những nhà môi giới tùy theo điều kiện thị trường. Còn được gọi là chênh lệch giá năng động, thả nổi hoặc thay đổi.
Floating profit and loss (Lãi và lỗ thả nổi)
Lãi và lỗ hiện hành sau khi mở vị thế được xác định bằng giá hiện tại.
Forex Exchange (Thị trường hối đoái)
Thị trường ngoại hối được hình thành bởi các ngân hàng, các doanh nghiệp thương mại, ngân hàng trung ương, các công ty quản lý quỹ đầu tư, các quỹ phòng vệ, các nhà môi giới và đầu tư ngoại hối nhỏ lẻ. Đây là thị trường tài chính để giao dịch các đồng tiền quốc tế. Nhà đầu tư sẽ đầu tư dựa trên nhìn nhận của họ về sức mạnh tương đối của mỗi đồng tiền, họ sẽ mua đồng tiền của quốc gia này và bán đồng tiền còn lại trong một cặp tiền.
Forward (Kỳ hạn)
Giao dịch kỳ hạn (Hợp đồng kỳ hạn) là giá cả một hàng hóa được giao tại một thời điểm nhất định trong tương lai, được gọi là ngày đáo hạn. Đa phần các giao dịch kỳ hạn sẽ được đóng trước ngày đáo hạn, ví dụ như để chốt lãi hoặc cắt lỗ.
Free Margin (Ký quỹ khả dụng)
Phần ngân quỹ có thể được sử dụng để mở một vị thế mới. Nó được tính bằng giá trị tài khoản trừ đi phần ký quỹ đã dùng.
FTSE 100
Chỉ số bình quân gia quyền vốn hóa thị trường của 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Chỉ số thường được sử dụng như một chỉ báo về thị trường Anh nói chung.
Fundamental Analysis (Phân tích cơ bản)
Phân tích cơ bản bao gồm phân tích và định giá tài sản tài chính dựa trên các yếu tố như tin tức, báo cáo tài chính, dự báo thu nhập, chiến lược công ty, đánh giá mức độ rủi ro, dự báo về cung cầu, dự báo về tăng trưởng kinh tế tương lai, sự phát triển các ngành công nghiệp và chính sách của chính phủ. Đối với phân tích cơ bản, nhà đầu tư thường sử dụng dữ liệu thực để đánh giá giá trị cổ phiếu hơn là dùng biểu đồ và phân tích kỹ thuật để ra các quyết định giao dịch.
Futures (Hợp đồng tương lai)
Sự thỏa thuận thực hiện một nghiệp vụ tại thời điểm nhất định trong tương lai, với mức giá xác định tại thời điểm hiện tại. Hợp đồng chênh lệch giá tương lai (CFD) sẽ tự động đáo hạn tại một thời điểm xác định trong tương lai, trong khi đó CFD giao ngay hoặc tiền mặt không có ngày đáo hạn. Thông thường, giá hợp đồng tương lai sẽ khác với giá giao ngay. Xem thêm Giá trị hợp lý (Fair value), Đáo hạn/hết hạn (Expiration).
Gapping (Khoảng trống giá)
Hiện tượng giá thị trường của phiên sau khác với phiên trước, ngay cả khi không hề có giao dịch nào diễn ra giữa hai phiên. Thông thường, nhưng không nhất thiết, khoảng trống giá liên quan đến thị trường giao dịch trở lại sau một thời gian đóng cửa. Xem thêm Trượt giá (Slippage).
Gearing (Đòn bẩy vốn)
Đòn bẩy vốn là tỷ lệ đòn bẩy được biểu thị dưới dạng phần trăm. Một giao dịch có đòn bẩy cao sẽ cho phép giao dịch khối lượng lớn với mức vốn bỏ ra ban đầu tương đối nhỏ. Nó có tác dụng khuếch đại mức lợi nhuận hoặc thua lỗ. Xem thêm Đòn bẩy.
Good-for-day (day order) Lệnh trong ngày (lệnh ngày)
Một lệnh mà nếu không được thực hiện trong ngày thì sẽ bị hủy. Xem thêm Lệnh đến mở phiên (Order to Open), Tốt cho đến khi hủy (Good till cancelled), Thực hiện theo điều kiện (Fill).
Good-till-cancelled (GTC)
Không giống lệnh trong ngày, lệnh GTC vẫn hoạt động trên tài khoản nếu không bị hủy trước khi được thực hiện. Xem thêm Lệnh đến mở phiên (Order to Open), Lệnh trong ngày (Day Order), Thực hiện theo điều kiện (Fill).
Greenback (Đồng bạc xanh)
Một thuật ngữ tiếng lóng chỉ đồng đô la Mỹ.
Gross domestic product - GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)
GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại một quốc gia bao gồm xuất khẩu trừ nhập khẩu. Đây là thước đo về hoạt động tổng thể của nền kinh tế, cũng có thể là thước đo về mức sống.
GSLO Guaranteed Stop Loss Order (Lệnh cắt lỗ đảm bảo)
Lệnh cắt lỗ giúp giới hạn mức lỗ tối đa cho khoản đầu tư. Không giống với lệnh cắt lỗ bình thường, một lệnh cắt lỗ đảm bảo (GSLO) không bị ảnh hưởng bởi trượt giá hay khoảng trống giá và đảm bảo đúng mức giá đóng vị thế giao dịch. Lệnh này sẽ làm phát sinh một khoản phí, tuy nhiên chúng tôi sẽ trả lại đầy đủ khoản phí này nếu như giao dịch được đóng mà không thực hiện GSLO.
Hawk, hawkish (Diều hâu)
Chuyên gia tư vấn chính sách kinh tế ủng hộ tỷ lệ lãi suất cao, kiểm soát lạm phát và kiềm chế tăng trưởng kinh tế. Xem thêm Dove (Bồ câu).
Hedge (Phòng vệ)
Cách giảm thiểu rủi ro thua lỗ có thể xuất hiện nếu lãi suất, giá cổ phiếu hoặc tỷ giá hối đoái di chuyển theo hướng bất lợi. Nghiệp vụ này thông thường bao gồm sử dụng CFDs và hợp đồng tương lai.
Holding costs (Chi phí duy trì vị thế)
Những lệnh được duy trì qua 17:00 giờ New York sẽ làm phát sinh chí phí duy trì vị thế. Chi phí này được tính dựa trên quy mô vị thế. Xem thêm Financing Cost (Chi phí tài chính).
Illiquid market (Thị trường kém thanh khoản)
Một thị trường với khối lượng giao dịch tương đối nhỏ. Trong thị trường kém thanh khoản, số lượng ít các doanh nghiệp thường thay đổi giá bằng những khoản không tương xứng, do đó mức chênh lệch giá, giữa mua và bán, có thể tương đối lớn.
Illiquidity (Sự kém thanh khoản)
Mức độ khó khăn của việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt do nhu cầu đối với tài sản đó ít. Là nhà tạo lập thị trường, chúng tôi tạo tính thanh khoản thông qua việc liên tục cung cấp chênh lệch giá mua và giá bán. Xem thêm “Thanh khoản”.
Index (Chỉ số)
Các chỉ số như FTSE 100 hoặc S&P 500 được sử dụng như thước đo giá trị hoặc sự phồn thịnh của một bộ phận thị trường chứng khoán. Nó được tính bằng giá của một số cổ phiểu được lựa chọn, phương pháp tính thông thường là bình quân có trọng số. Không thể đầu tư trực tiếp vào chỉ số, thay vào đó, nhà đầu tư có thể đầu tư vào các quỹ hoặc các sản phẩm khác theo dấu những biến động của chỉ số.
Industrial production (Chỉ số sản xuất công nghiệp Anh Quốc)
Là một chỉ số kinh tế hàng tháng đo lường những thay đổi trong sản lượng sản xuất công nghiệp của Vương quốc Anh (bao gồm các ngành sản xuất, khai thác và năng lượng).
Inflation (Lạm phát)
Sự gia tăng của mức giá cả chung đối với hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.
Inflation rate (Tỷ lệ lạm phát)
Là thước đo tình trạng lạm phát của nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ một năm hoặc một quý). Tỷ lệ lạm phát cho thấy tốc độ tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ.
Initial Public Offering - IPO (Phát hành lần đầu)
Là quá trình một công ty niêm yết lần đầu trên thị trường chứng khoán. Phát hành cổ phiếu ra công chúng là một cách mở rộng quy mô huy động vốn của doanh nghiệp. Cũng có thể gọi là “Phát hành mới” .
Instant execution (Thực hiện tức thì)
Một lệnh được thực hiện bằng giá hiển thị trên màn hình. Nếu giá không có sẵn, quá trình yết giá lại sẽ được đưa ra như một quá trình xác định giá hai chiều. Tại đó, nhà đầu tư có thể đặt lại đơn hoặc hủy đơn.
Interbank rates (Lãi suất liên ngân hàng)
Lãi suất ngoại hối được các ngân hàng niêm yết với nhau.
Interest (Tiền lãi)
Việc điều chỉnh tiền mặt phản ánh tác động kinh tế của việc sở hữu hoặc thu về giá trị danh nghĩa của một khoản vốn do ảnh hưởng của việc mở một vị thế chênh lệch giá hoặc CFDs.
Intraday trading (Giao dịch trong ngày)
Những giao dịch mà vị thế được mở và đóng trong cùng một ngày.
Japanese candlestick charts (Biểu đồ nến Nhật)
Biểu đồ nến Nhật cũng tương tự như biểu đồ thanh, mỗi cây “nến” thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất. Nến thường có hai màu xanh và đỏ, màu xanh khi giá đóng cao hơn giá mở cửa, và ngược lại màu đỏ khi giá đóng thấp hơn giá mở cửa. “Thân nến” thể hiện khoảng cách giữa giá mở và đóng cửa, còn “bấc nến” thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất.
Kiwi
Từ lóng để chỉ đồng đôla New Zealand (NZD), là đồng tiền cơ bản của New Zealand.
Last dealing day (Ngày giao dịch cuối)
Ngày cuối mà các giao dịch được thực hiện trên một thị trường nhất định. Nó có thể hoặc không trùng với ngày thanh toán của thị trường đó.
Leverage (Đòn bẩy)
Đòn bẩy cho phép giao dịch khối lượng lớn với mức vốn bỏ ra ban đầu tương đối nhỏ. Nó có tác dụng khuếch đại mức lợi nhuận hoặc thua lỗ. Đòn bẩy 1:100 nghĩa là để mở và duy trì một vị thế, mức ký quỹ yêu cầu phải bằng 1/100 so với tổng giá trị giao dịch.
Libor - London InterBank Offered Rate (Lãi suất liên ngân hàng Anh)
Tỷ lệ lãi suất cho vay ngắn hạn giữa các ngân hàng ở London. Đây là tham chiếu quan trọng ảnh hưởng tới nhiều tỷ lệ lãi suất và/hoặc các sản phẩm khác. Lãi suất của các đồng tiền riêng lẻ có thể được niêm yết bằng lãi suất Libor tương ứng. Điều này được áp dụng cho 10 loại tiền tệ, với 15 kỳ hạn khác nhau (từ qua đêm cho đến 12 tháng), tổng cộng có 150 tỷ lệ lãi suất được niêm yết mỗi ngày.
Limit order (Lệnh giới hạn)
Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán một sản phẩm tại một mức giá cụ thể. Lệnh giới hạn mua trên CMC Markets tại một mức giá mục tiêu sẽ được thực hiện khi giá mua bằng hoặc thấp hơn giá mục tiêu. Lệnh giới hạn bán trên CMC Markets tại một mức giá mục tiêu sẽ được thực hiện khi giá bán bằng hoặc cao hơn giá mục tiêu.
Limited risk (Rủi ro giới hạn)
Một giao dịch được giới hạn mức độ thua lỗ tối đa. Xem thêm “Rủi ro kiểm soát ”.
Line charts (Biểu đồ đường)
Biểu đồ đường được tạo ra thông qua việc kết nối các điểm dữ liệu, thường là giá đóng sàn trước đó. Đây là loại biểu đồ cơ bản được sử dụng phổ biến nhất trong thị trường tài chính.
Liquid market (Thị trường thanh khoản)
Một thị trường có quy mô giao dịch hai chiều đủ lớn để một giao dịch cụ thể, dù là giao dịch lớn, cũng sẽ không hoặc ít ảnh hưởng đến mức giá của sản phẩm đó trên thị trường. Mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán trên thị trường này tương đối thấp.
Liquidity (Thanh khoản)
Thể hiện các hoạt động mua và bán liên tục, tạo nên nhu cầu của thị trường và sự dễ dàng để nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch của mình.
Liquidity providers (Nhà cung cấp thanh khoản)
Nhà cung cấp thanh khoản là một cá nhân hay tổ chức có vai trò như một nhà tạo lập thị trường đối với một loại tài sản nhất định. Trên thị trường ngoại hối, đa phần tính thanh khoản trên toàn cầu được cung cấp bởi các ngân hàng đầu tư quốc tế lớn (gọi là nhà cung cấp thanh khoản cấp 1).
Log file (Tệp lưu)
Là một sổ chi chép liên tục về các hoạt động giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
Long position (Vị thế mua)
Vị thế được mở khi dự báo thị trường lên. Đánh lên có nghĩa là mở một “vị thế mua”.
Long-term trading (Giao dịch dài hạn)
Đối với CFDs hoặc đầu tư chênh lệch giá, giao dịch dài hạn để chỉ chiến lược giữ một vị thế trong khoảng thời gian trung bình từ một tuần đến vài tháng.
Loonie (Loonie)
Từ lóng để chỉ đồng tiền Canada.
Lot size (Kích thước lô)
Số lượng được chuẩn hóa của mỗi hợp đồng đối với một tài sản tài chính nhất định, như đồng tiền cơ sở, tài sản hoặc cổ phiếu cơ sở.
Major currency pairs (Cặp tiền tệ chính)
Cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD và USD/CHF.
Margin call (Lệnh gọi ký quỹ)
Nhà môi giới yêu cầu nhà đầu tư có sử dụng đòn bẩy phải bổ sung tiền ký quỹ. Lệnh gọi ký quỹ xuất hiện khi số dư tài khoản giảm xuống một giá trị cụ thể được tính toán bởi nhà môi giới, hoặc khi giá trị của một hay nhiều tài sản, sử dụng tiền vay, giảm xuống dưới một mức nhất định.
Mark-to-market (Hạch toán theo giá thị trường)
Điều chỉnh tài khoản hàng ngày để phản ánh các khoản lãi và lỗ đã phát sinh trong ngày, thường cần thiết trong việc tính toán thay đổi mức ký quỹ.
Market capitalisation - MCAP (Vốn hóa thị trường)
Vốn hóa thị trường đề cập đến giá trị thị trường của một cổ phiếu, được tính bằng tích số giữa lượng cổ phiếu hiện hành với giá hiện tại của cổ phiếu. MCAP rất hữu ích với nhà đầu tư trong việc xác định quy mô doanh nghiệp.
Market execution (Thực hiện giá thị trường)
Đơn lệnh được thực hiện ở mức giá tốt nhất trên thị trường và không có cơ chế báo giá lại.
Market order (Lệnh thị trường)
Lệnh được dùng để xác định hướng và quy mô của giao dịch, chứ không phải giá cả. Lệnh này đảm bảo sẽ được chấp hành sớm nhất có thể.
Market-making (Tạo lập thị trường)
Quá trình niêm yết giá chào mua, chào bán dựa trên mức độ đầu cơ, kỳ vọng và cung cầu thị trường.
Medium-term trading (Giao dịch trung hạn)
Đối với CFDs và đầu tư chênh lệch giá, giao dịch trung hạn thể hiện một chiến lược mà nhà giao dịch dự định duy trì vị thế trong hơn một ngày, nhưng thời gian trung bình của việc duy trì vị thế đó cũng không vượt quá vài tuần.
Mid-price (Giá trung bình)
Trung bình cộng của giá mua và giá bán.
Monetary policy (Chính sách tiền tệ)
Việc ngân hàng trung ương kiểm soát lãi suất và cung tiền trong nền kinh tế, nhằm kiểm soát lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở mức độ chấp nhận được.
Moving average (Trung bình trượt)
Phương pháp đồ thị thể hiện biến động giá trung bình đã được làm trơn trong một khoảng thời gian nhất định. Đường trung bình trượt có thể giúp xác định xu hướng thị trường, điểm tham gia và kết thúc giao dịch.
Moving Average Convergence Divergence - MACD (Trung bình trượt hội tụ phân kỳ)
Chỉ báo đồ thị được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để biểu thị khả năng đảo ngược xu hướng của thị trường giá lên (bullish) hoặc thị trường giá xuống (bearish).
NASDAQ
NASDAQ là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai tại Mỹ nơi niêm yết của nhiều công ty công nghệ, chẳng hạn như Microsoft. NASDAQ có tác động lớn đến thị trường Anh (đặc biệt là chỉ số techMARK của các công ty công nghệ, truyền thông và điện tín)
New issue (Mới phát hành)
Công ty niêm yết lần đầu trên thị trường chứng khoán. Phát hành cổ phiếu ra công chúng là một cách để mở rộng quy mô vốn của doanh nghiệp. Còn được gọi là phát hành lần đầu ra công chúng (IPO)
New York Stock Exchange - NYSE (Sở Giao dịch Chứng khoán New York)
Sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất và lâu đời nhất ở Mỹ.
Nikkei 225
Chỉ số có trọng số của 225 cổ phiếu hàng đầu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo.
Non-dealing desk - NDD (Mô hình giao dịch không thỏa thuận)
Mô hình cho phép giao dịch trực tiếp với các nhà cung cấp thanh khoản thị trường để có được giá mua và giá bán cạnh tranh nhất.
Non-farm payrolls (Bảng lương phi nông nghiệp)
Chỉ số kinh tế quan trọng thường được Bộ Lao động Mỹ công bố vào thứ sáu đầu tiên hàng tháng, thể hiện số người có việc làm trong tất cả các ngành, ngoại trừ ngành nông nghiệp, người làm việc cho chính phủ, kinh tế hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuận. Dữ liệu hàng tháng có thể thay đổi đáng kể, và thường dẫn tới sự biến động lớn trong tỷ giá của các cặp tiền tệ (ví dụ EUR/USD) trong khoảng thời gian công bố. Nhìn chung, số liệu thuận lợi sẽ có tác động tích cực (hay tăng giá) đối với đồng Đô la Mỹ. Ngược lại, số liệu bất lợi sẽ tác động tiêu cực (hay giảm giá).
OCO- One Cancels the Other (Đơn hàng - hai chọn một)
Giả sử tại một thời điểm, bạn đặt cùng cùng lúc hai lệnh đối với một sản phẩm, 1 lệnh bán giới hạn (Sell limit) và 1 lệnh dừng bán (Sell stop). Khi 1 trong lệnh được thực hiện thì lệnh còn lại sẽ tự động bị hủy. Tương tự đối với lệnh mua giới hạn (Buy limit) và dừng mua (Buy stop).
Offer (Giá chào bán)
Giá thị trường hiện tại được hình thành bởi mức giá bạn có thể bán và có thể mua. Trong hai mức giá đó, giá bạn có thể mua luôn luôn cao hơn và được gọi là giá chào bán.
Offer price (Giá bán)
Giá mà người bán đồng ý bán.
Online trading (Giao dịch trực tuyến)
Hoạt động mua bán các tài sản tài chính thông qua những nhà môi giới trực tuyến, như nền tảng giao dịch trực tuyến CMC Market.
Open position (Mở vị thế)
Vị thế Mua (Long position) hoặc vị thế Bán (Short position) chưa được kết toán bởi 1 vị thế tương đương trái chiều.
Option (Quyền chọn)
Quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, được mua (Call option) hoặc bán (Put option) một lượng cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ hoặc chỉ số tại một mức giá thực hiện nhất định (Strike price) trong một khoảng thời gian xác định. Đối với chủ sỡ hữu, khả năng thua lỗ được giới hạn bởi mức giá chi trả để sở hữu quyền chọn. Nếu quyền chọn không được thực hiện, nó sẽ hết hạn.
Order / order to open (Đặt lệnh/Mở lệnh đặt)
Hướng dẫn của khách hàng đối với nhà môi giới/Giao dịch viên để mua hoặc bán khi giá cả đạt đến một mức nhất định. Đơn hàng có hiệu lực cho đến khi được thực hiện, hoặc hủy bỏ bởi chính khách hàng.
Order book (Sổ lệnh)
Khi giá mua và giá bán phù hợp, các đơn hàng mới sẽ tự động được ghi vào sổ lệnh. Kể từ ngày 20 tháng 10 năm 1997, chỉ số FTSE 100 của Anh đã được giao dịch trên các sổ lệnh điện tử.
Oscillator (Dao động)
Chỉ báo hàng đầu trong việc phân tích đồ thị cho thấy khả năng đảo ngược xu hướng trước khi nó thực sự xuất hiện.
Out-of-hours (Giao dịch ngoài giờ)
Giao dịch ngoài giờ (giao dịch mở rộng) để chỉ việc giao dịch chỉ số ngoài thời gian giao dịch chính thức. Trên CMC Market, các chỉ số như UK100, Germany30, France40 và Euro50 có thể được giao dịch 24/24 giờ từ tối Chủ nhật đến tối thứ Sáu.
Over-the-counter market - OTC (Thị trường phi tập trung)
Giao dịch được thực hiện trực tiếp bởi cả hai bên mà không có sự giám sát của sàn giao dịch.
Pip (Điểm)
Được sử dụng để biểu thị tỷ giá ngoại hối, 'điểm phần trăm' (Pip), thông thường, nhưng không phải luôn luôn, là số thập phân thứ 4, tức là 0,0001. Thông thường, 1 Pip là mức giao động nhỏ nhất của tỷ giá ngoại hối, nhưng điều này hiện tại không còn hoàn toàn đúng.
Pivot points (Điểm xoay)
Được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, các điểm xoay sử dụng các mức giá cao, thấp và đóng cửa của các giai đoạn trước để tính mức hỗ trợ và kháng cự của giai đoạn hiện tại.
Portfolio (Danh mục đầu tư)
Tập hợp các khoản đầu một cá nhân hoặc công ty sở hữu.
Position margin (Ký quỹ vị thế)
Giá trị vốn hiện hành cần thiết để nhà giao dịch CFD có thể mở thêm 1 vị trí mới.
Position sizing (Quy mô vị thế)
Quy mô vị thế trong mục danh mục cụ thể. Nó liên quan tới kỹ thuật quản lý rủi ro, trong đó nhà đầu tư tính toán quy mô của vị thế mới sao cho mức thua lỗ tối đa không vượt quá một mức hoặc tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng vốn của họ.
Producer Price Index - PPI (Chỉ số giá sản xuất)
Số liệu thống kê thể hiện sự thay đổi trong mức giá của hàng hóa và dịch vụ cung cấp bởi các nhà sản xuất.
Profit and Loss - P&L (Lãi và lỗ)
P&L là từ viết tắt cho Lãi và Lỗ. Tài khoản tổng hợp các khoản lãi hoặc lỗ thuần và ròng, trong thời kỳ kế toán nhất định. Trong đầu tư chênh lệch giá và CFDs, nó thể hiện số tiền lãi hoặc lỗ phát sinh từ một vị thế.
Purchasing Managers Index - PMI (Chỉ số quản lý thu mua)
Chỉ số về hoạt động kinh tế được tạo ra thông qua việc khảo sát các nhà quản lý của một số công ty sản xuất. Nó cung cấp một bức tranh về điều kiện kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất, thường được các nhà đầu tư sử dụng để dự báo GDP cho nền kinh tế của một quốc gia.
Quantitative easing (Nới lỏng định lượng)
Biện pháp do ngân hàng trung ương thông qua để kích thích nền kinh tế khi các biện pháp chính sách tiền tệ truyền thống như (như cắt giảm lãi suất) tỏ ra không hiệu quả. Ngân hàng trung ương tự động tạo lập các khoản ngân quỹ trên tài khoản để mua lại trái phiếu chính phủ đã phát hành, cộng với khu vực tư nhân và các tài sản kém hiệu quả (qua đó các công ty có thể huy động vốn). Điều này phục vụ cho việc tạo nên nhiều thị trường thanh khoản và khả mại để kích thích nền kinh tế.
Quarterly CFDs (CFD quý (3 tháng))
Một loại hợp đồng tương lai đáo hạn sau ba tháng. Giá trong hai đến ba tháng tới sẽ được niêm yết. Xem thêm “Đảo hạn”
Quote (Yết giá)
Giá thị trường hai chiều của sản phẩm tài chính cụ thể. Vì là hai chiều, bạn có thể mua hoặc bán dựa trên phán đoán giá tăng hoặc giảm.
Quote currency (Đồng tiền yết giá)
Là đồng tiền đứng sau trong cặp tiền tệ (ví dụ: USD là đồng tiền yết giá trong cặp GBP/USD). Xem thêm "Đồng tiền cơ sở" hoặc "Đồng tiền biến đổi"
Range (Phạm vi)
Phạm vi biến động giá trong một giới hạn cụ thể
Realised profit/ loss (Lãi/lỗ thực hiện)
Số tiền lãi hoặc lỗ khi đóng một vị thế. Lãi hoặc lỗ thực hiện sẽ được cộng hoặc trừ vào số dư tiền mặt trong tài khoản của bạn.
Relative strength index - RSI (Chỉ số sức mạnh tương đối)
Chỉ số biểu đồ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Nó xác định những xu hướng chuẩn bị kết thúc, cũng như các tình huống thặng dư bán hoặc thặng dư mua của thị trường.
Requote (Báo giá lại)
Báo giá lại xuất hiện khi bạn yêu cầu thực hiện lệnh ở một mức giá xác định không còn hiệu lực và nhận được một báo giá khác. Điều này có thể xảy ra trong các thị trường biến động mạnh.
Resistance level (Mức kháng cự)
Thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật được sử dụng để chỉ mức giá mà tại đó phân tích cho thấy ưu thế của việc bán, nhờ vậy, khả năng cao giá sẽ giảm và không vượt qua mức kháng cự.
Retail sales (Bán lẻ)
Con số thể hiện tổng doanh số bán lẻ các hàng hóa lâu bền và không lâu bền của các nhà bán lẻ. Đa phần thống kê này không bao gồm mảng dịch vụ.
Rights issue (Phát hành quyền)
Việc phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với mức giá chiết khấu ưu đãi, thường nhằm mục đích huy động vốn để phát triển hoặc tài trợ cho hoạt động đầu tư mới. Quyền 2 trên 5 được phát hành tại mức giá 145 cent nghĩa là cổ đông hiện hữu được quyền mua thêm 2 cổ phiếu cho mỗi 5 cổ phiếu mà họ đang nắm giữ với giá 145 cent/1 cổ phiếu.
Rollover (Đáo hạn)
Đóng vị thế tương lai đã hết hạn và mở lại vị thế đó trong giai đoạn giao dịch tiếp theo. Trong giao dịch ngoại hối, giá trị này được tính bằng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Thường sẽ phát sinh một khoản phí nhỏ để đáo hạn vị thế.
Running profit/loss (Lãi/lỗ hiện hành)
Thể hiện kết quả của vị thế đang mở: số tiền lãi hoặc lỗ chưa thực hiện mà bạn sẽ nhận được hoặc mất đi nếu đóng vị thế ở mức giá thị trường hiện tại.
S&P 500
Chỉ số bình quân trọng số mức độ vốn hóa thị trường của 500 công ty được liệt kê trên sàn giao dịch New York (NYSE) hay NASDAQ. Thường được sử dụng như một thước đo tâm lý cho thị trường Mỹ.
Scalping (Lướt sóng)
Chiến lược giao dịch trong ngắn hạn, đôi khi chưa đến một phút, thường có mục đích thử hay nắm bắt các biến động nhỏ về giá.
S&P 500
Chỉ số bình quân trọng số mức độ vốn hóa thị trường của 500 công ty được liệt kê trên sàn giao dịch New York (NYSE) hay NASDAQ. Thường được sử dụng như một thước đo tâm lý cho thị trường Mỹ.
Sector (Khu vực)
Một tập con của thị trường tổng thể mà các thành phần trong đó có chung những đặc tính nhất định. Cổ phiếu thường được phân thành các khu vực khác nhau tùy thuộc vào nghiệp vụ của doanh nghiệp. Ví dụ như FSTE 100 bao gồm doanh nghiệp thuộc các khu vực ngân hàng, dầu khí và dược phẩm.
Sell limit / Limit sell (Lệnh bán giới hạn)
Lệnh giao dịch có điều kiện trong đó sản phẩm chỉ có thể được bán ở một giá xác định hoặc cao hơn
Sell Stop (Bán tại điểm dừng)
Lệnh mở một vị thế bán với giá thấp hơn mức giá tại thời điểm đặt lệnh. Loại lệnh này chịu tác động bởi thang giá và có thể bị trượt xuống giá thị trường hiện tại
Selling Short (Bán khống)
Bán cổ phiếu mà bạn không sở hữu với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm trước khi kết toán hợp đồng. Nếu giá thị trường thực sự giảm, bạn có thể mua cổ phiểu ở mức giá thấp hơn và thu được tiền chênh lệch. Xem thêm Shorting
Settlement (Kết toán)
Quá trình đóng một vị thế tại những điều kiện thị trường nhất định, khi vị thế đã vượt quá thời gian giao dịch cuối cùng. Xem thêm Expiry.
Shorting (Bán vị thế)
Một dạng giao dịch trong đó lệnh ban đầu là bán, ví dụ mởmột vị thế CFDs với dự báo giá giảm. Vị thế sẽ được đóng bằng một lệnh mua. Nhà giao dịch sẽ lãi nếu giá giảm và lỗ nếu giá tăng. Trong giao dịch FX, bán vị thế nghĩa là bán đồng tiền cơ sở, mua đồng tiền yết giá.
Slippage (Trượt giá)
Sự khác biệt giữa giá yêu cầu và giá thực hiện. Trượt giá có thể xảy ra trong thời kì biến động mạnh, khi giá thị trường dao động liên tục hoặc xuất hiện khoảng trống giá. Xem thêm Fill and Gapping.
Spot price (Giá giao ngay)
Giá yết cho việc kết toán hoặc giao tiền tệ, chỉ số, hàng hóa hoặc cổ phiếu ngay lập tức (thanh toán và giao hàng cùng thời điểm hiện tại). Đó là giá hiện tại mà hàng hóa hoặc tiền tệ có thể được mua hay bán tại một thời điểm xác định.
Spot rate (Tỷ giá giao ngay)
Tỷ giá hối đoái cho việc kết toán tức thời.
Spread (Chênh lệch giá)
Sự khác biệt giữa giá mua (bid) và giá bán (ask) của một tài sản hoặc chứng khoán.
Spread charts (Biểu đồ chênh lệch giá)
Biểu đồ biểu thị giá mua và giá bán được vẽ theo định dạng biểu đồ kép. Đường màu xanh biểu thị giá mua và đường màu cam biểu thị giá bán; vùng mờ là sự khác biệt giữa 2 điểm, hay còn gọi là “khoảng chênh lệch”.
Stochastic (Ngẫu nhiên)
Một biểu đồ chỉ báo được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để xác định các xu hướng đảo ngược tiềm năng, cho thấy tình trạng mua hoặc bán quá mức.
Stock Exchange (Sàn giao dịch chứng khoán)
Thị trường để giao dịch chứng khoán.
Stock Index (Chỉ số chứng khoán)
Chỉ số chứng khoán là con số tổng hợp giá của một nhóm cổ phiếu nhất định, cho phép các nhà đầu tư dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động của nhóm cổ phiếu đó.
Stockbroker (Môi giới chứng khoán)
Một công ty thành viên của sàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và giao dịch cho khách hàng, cũng như giao dịch bằng tài khoản của chính họ.
Stop entry order (Lệnh mở)
Lệnh mở cho phép bạn tham gia giao dịch ở mức giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Lệnh mở mua là một lệnh chờ mua ở giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm đó. Lệnh mở bán là một lệnh chờ bán ở mức giá thấp hơn giá thị trường tại thời điểm đó. Lệnh mở thường bị trượt giá.
Stop loss (Lệnh cắt lỗ)
Lệnh cắt lỗ cho phép bạn kết thúc giao dịch ở mức giá xác định trước. Lệnh cắt lỗ được dùng để hạn chế lỗ đối với 1 vị thế đã mở. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Trong một số điều kiện thị trường nhất định , như trượt giá và khoảng trống giá, giá cắt lỗ thực tế sẽ khác với giá cắt lỗ đã đặt. Nó còn được gọi là lệnh dừng.
Stop order (Lệnh đóng)
Lệnh đóng một vị thế khi giá vượt qua một điểm nhất định. Lệnh đóng có thể được dùng cho một vị thế đang có (Lệnh cắt lỗ) hoặc dùng để mở một vị thế mới (xem thêm Order to open).
Strike price (Giá thi hành)
Giá mà hợp đồng có thể được thực hiện hoặc kết toán dựa trên giao dịch quyền chọn (option).
Support (Giá hỗ trợ)
Mức giá mà trong một khoảng thời gian nhất định, giá thị trường sẽ không xuống dưới mức đó. Khi giá giảm xuống mức hỗ trợ, cầu nhiều hơn cung và giá sẽ được đẩy lên lại. Một số đường xu hướng sẽ tạo đáy tại mức giá này.
Support level (Mức hỗ trợ)
Một kỹ thuật phân tích để chỉ ra mức giá sàn mà tại đó giá thị trường được kỳ vọng sẽ “nảy lên”. Tại mức giá hỗ trợ, người mua được kỳ vọng sẽ tham gia thị trường và “hỗ trợ” giá. Đối lập với mức hỗ trợ là mức kháng cự.
Swissie
Từ lóng để chỉ đồng Franc Thụy Sĩ.
Take Profit (Chốt lãi)
Lệnh đóng một vị thế tại mức giá đảm bảo một mức lợi nhuận cố định.
techMARK
Tập hợp các công ty công nghệ niêm yết trên thị trường. Nó có các chỉ số riêng như: FTSE techMARK 100 và FTSE techMARK All-share.
Technical Analysis (Phân tích kỹ thuật)
Được sử dụng để dự báo các biến động trong tương lai của chứng khoán, hàng hóa hay tiền tệ, phần lớn dựa vào biến động giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ. Phương pháp này chủ yếu sử dụng đồ thị và hoạt động giao dịch trong quá khứ để dự báo giá qua việc phân tích dữ liệu thị trường như xu hướng giá lịch sử, trung bình và khối lượng giao dịch.
Tick
Sự chuyển động của giá theo một hướng nhất định, có thể là tăng hoặc giảm.
Tom-next charges (Chi phí giữ vị thế qua đêm)
Chi phí để giữ một vị thế qua đêm. Thông thường, nó bao gồm lãi suất để đồng thời nắm giữ và sở hữu đồng tiền cơ sở và đồng tiền yết giá. Cũng như chịu ảnh hưởng bởi mức độ sẵn có tương đối của các đồng tiền liên quan.
Trade balance (Cán cân thương mại)
Thống kê cho thấy sự khác biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia đối với hàng hóa và dịch vụ, như ô tô, điện tử, dệt may, ngân hàng và bảo hiểm.
Trade Size (Quy mô giao dịch)
Quy mô của vị thế cơ sở mà bạn đang giao dịch. Theo dõi giám sát các khoản lãi và lỗ của giao dịch trên từng điểm biến động của thị trường.
Trailing Stop (Lệnh cắt lỗ linh động)
Là một loại lệnh cắt lỗ đặc biệt, tự động điều chỉnh điểm cắt lỗ dựa trên phân tích xu hướng có lợi của thị trường.
Transaction Costs (Chi phí giao dịch)
Chi phí bạn phải chịu khi giao dịch các sản phẩm tài chính. Các chi phí này bao gồm phí hoa hồng (trên cổ phiếu), tài chính và phí chênh lệch.
Transaction Date (Ngày giao dịch)
Ngày giao dịch được thực hiện.
Treasury (Trái phiếu kho bạc)
Một trái phiếu do chính phủ phát hành. Trái phiếu do chính phủ Anh phát hành được gọi là cổ phiếu viền vàng, hay thường được gọi là gilts.
Trend (Xu hướng)
Hướng dao động giá tổng quát.
Trend lines (Đường xu hướng)
Đường thẳng vẽ dọc theo biểu đồ biểu thị xu hướng tổng quát. Trong xu hướng đi lên, đường trend-line sẽ được vẽ bên dưới (mức hỗ trợ) và ngược lại khi có xu hướng giảm (mức kháng cự). Một khi tài sản phá vỡ đường xu hướng, xu hướng sẽ không còn khả dụng.
Two-way price (Giá hai chiều)
Khi cả giá mua và giá bán được niêm yết cho một giao dịch.
Underlying (Tài sản cơ sở)
Thuật ngữ được sử dụng trong giao dịch phái sinh, ví dụ như CFDs. Phái sinh là một sản phẩm tài chính mà có giá dựa vào (phát sinh từ) tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở là sản phẩm tài chính (VD: chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ,…).
The last trading day (Ngày hết hạn của giao dịch)
Ngày cuối cùng bạn có thể đầu tư vào sản phẩm của một thị trường cụ thể. Điều này có thể hoặc không trùng với ngày kết toán của thị trường này.
Unemployment Claims (Đơn xin trợ cấp thất nghiệp)
Số liệu thống kê số người nộp đơn bảo hiểm thất nghiệp lần đầu trong tuần. Đây là dữ liệu kinh tế về việc làm được công bố sớm nhất tại Mỹ.
Uptick (Sự gia tăng)
Sự gia tăng giá thị trường của sản phẩm giao dịch so với báo giá trước đó.
Volatility (Mức dao động)
Thuật ngữ chỉ mức dao động của giá thị trường hoặc sản phẩm giao dịch. Một thị trường có mức dao động mạnh có thể gây rủi ro cho các nhà đầu tư ngắn hạn khi họ mua tại đỉnh và bán tại đáy.
Wall Street
Danh từ chỉ sàn giao dịch chứng khoán NYSE nổi tiếng, lớn nhất của Mỹ nằm tại New York.
Working an order (Lệnh đang thực thi)
Lệnh chờ chưa được xử lý.
XD (Chứng khoán không kèm cổ tức)
XD (Ex-dividend) biểu thị rằng người mua chứng khoán hay cổ phiếu này sẽ không được nhận cổ tức trong năm hiện hành.
Yard
Thuật ngữ trong giao dịch chỉ 1 tỷ đơn vị
Yield (Lợi suất)
Là lợi suất thu nhập kiếm được từ đầu tư. Có nhiều loại lợi suất khác nhau, và cũng có các phương pháp tính khác nhau cho từng loại. Lợi suất được đề cập đến ở đây là cổ tức nhận được hoặc lãi suất từ chúng khoán, và thường là số tiền được nhận hàng năm.
Yuan (Đồng nhân dân tệ)
Đơn vị tiền tệ của Trung Quốc
Zloty
Đơn vị tiền tệ của Balan
- Sản phẩm
- Nền tảng
- Phân tích thị trường
- Tư liệu tham khảo
- Về chúng tôi
- Tài liệu liên quan
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch Ngoại hối (Forex) và Hợp đồng Chênh lệch giá (CFDs) với ký quỹ có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ về các rủi ro và quản lý quỹ thận trọng vì bạn có thể mất tất cả vốn đầu tư. Để biết thêm thông tin, vui lòng đọc kỹ toàn bộ Cảnh báo rủi ro, Điều khoản Điều kiện và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
KVB Prime Limited là một tổ chức hoạt động quốc tế được thành lập tại Samoa. Đây là một công ty con của Tập đoàn KVB PRIME (được gọi chung là "KVB PRIME Group").
Khu vực bị hạn chế: Thông tin trong nội dung này không nhằm cung cấp cho cư dân của Hoa Kỳ, Canada, Liên minh Châu Âu, Hồng Kông, Úc hoặc Nhật Bản và không nhằm mục đích phân phối hoặc sử dụng cho bất kỳ ai ở bất kỳ quốc gia hoặc khu vực tài phán nào. Việc phân phối hoặc sử dụng nội dung này tại các khu vực trên sẽ vi phạm luật và quy định của địa phương.
Registered address: Vistra Corporate Services Centre, Ground Floor NPF Building, Beach Road, Apia, Samoa
Physical Address: 14/63 Knutsford Ave, Rivervale WA 6103, Australia
14/63 Knutsford Ave, Rivervale WA 6103, Australia
Copyright ©2024 KVB PRIME Limited. All Rights Reserved.